Vì sao "Nắp cống
thùng rác lại là cầu nối cho tình yêu " được nhỉ quả là lạ đúng không mọi người???. Nhưng điều đó là có thật đó, để không bị tò mò thêm nữa thì các bạn hãy đọc câu chuyện có thật dưới đây của một tình yêu đẹp của người vợ Đức gốc Việt nhé
Mỗi chùng ta ai cũng mong muốn mình có được một tình yêu đẹp, hạnh phúc bên người yêu của mình. Chúng ta thường nghe nói tình yêu là do "duyên số", rất có nhiều người không tin tưởng vào điều này. Nhưng điều đó giờ đây đã được chứng mình bởi một người phụ nữ vợ Đức.
Nếu bạn hỏi tôi có tin vào nhân duyên, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: ‘Chắc
chắn rồi’.
Nàng rẽ trái, chàng rẽ phải
Trước năm 2004, tôi và chồng là
những người không quen biết. Cả hai sống những cuộc đời khác, có những tình yêu
khác, ở những nơi cách nhau tới chục ngàn cây số, nói không cùng một ngôn
ngữ.
Năm 2004: Tôi du học ở Hà Lan và có lần còn đạp xe sang Đức cùng nhóm
bạn. Những người bạn Đức và chuyến đi khiến tôi vô cùng cảm mến đất nước này
nhưng thực sự tôi chưa bao giờ tưởng tượng sau này đó chính là quê hương thứ
hai.
Năm 2005: tôi cùng mẹ du lịch Singapore. Anh cũng tới Singapore, nước
Châu Á đầu tiên trong đời để du lịch nhưng ở một thời điểm khác. Tất nhiên chúng
tôi không gặp mặt và chưa từng biết tới sự tồn tại của nhau.
Năm 2006: Sau
khi chia tay với người yêu, anh lên đường tới Malaysia du lịch. Tôi thì tới
Malaysia nhưng vì một chàng trai khác. Có lẽ thời điểm đó vẫn chưa thích hợp để
chúng tôi gặp nhau.
Năm 2007: Số phận muốn chúng tôi tới gần nhau hơn một
chút. Tôi có mặt ở Thái Lan cùng cô bạn người Mỹ. Anh cũng tới Bangkok, ở một
khách sạn cùng khu phố đó, nhưng… sau 1 tuần.
Cuối năm 2007: chúng tôi cùng
tới Siêm Riệp, Campuchia. Thậm chí chúng tôi còn ở cùng một khách sạn nhưng
không hề chạm mặt cho tới khi vô tình ngồi cạnh nhau trong chuyến tàu thuỷ từ
Siêm Riệp về Phnompenh qua Biển Hồ Tonle Sap.
Chuyến thăm gia đình anh ở Đức năm
2008.
Vậy là sau bao lần ‘nàng rẽ trái, chàng rẽ phải’, lần này chúng tôi đã
chính thức gặp được nhau. Quãng đường 5-6 tiếng lênh đênh trên Tonle Sap bỗng
trở nên vô cùng ngắn ngủi vì cuộc trò chuyện đầy tiếng cười.
Trong lúc nói
chuyện, anh kể rằng anh đang làm cho một công ty chuyên cung cấp các thiết bị
môi trường nên thích sưu tầm ảnh nắp cống từ các nơi trên thế giới. Anh muốn nhờ
tôi chụp vài ảnh nắp cống ở Hà Nội. Lúc đó tôi chỉ nghĩ anh chàng này có sở
thích thật kỳ cục.
Khi tàu cập bến là lúc anh bối rối muốn mời tôi đi ăn tối
nhưng vì đang đi cùng nhóm bạn nên tôi đã thẳng thừng từ chối. Sau này anh kể
buổi tối hôm đó anh cứ lang thang khắp các nhà hàng khu vực Tây ba lô ở
Phnompenh để ngó nghiêng tìm cô gái trên tàu ban chiều mà không gặp.
Khi về nước, anh viết email, giả vờ
hỏi han xem tôi đã chụp hộ cái nắp cống nào chưa. Chúng tôi chat qua lại nhiều
lần để thông báo… tình hình chụp ảnh nắp cống.
Đến tháng 6 năm 2008, anh có
mặt ở Hà Nội chỉ để muốn gửi lời chúc mừng sinh nhật tôi và để tự mình chụp ảnh
nắp cống Hà Nội.
![](http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/ngoclinh/2016_03_18/nuocduc-1_qxlu.jpg?w=500&encoder=wic&subsampling=444) |
Một tình yêu đẹp |
Chúng tôi chính thức trở thành người yêu từ đó. Suốt một năm
sau đó, anh bay qua Việt Nam nhiều lần bất kỳ khi nào có thể, dù chỉ vài ngày và
tôi qua Đức thăm gia đình anh 2 tuần.
Tháng 6 năm 2009, sau đám cưới ở Việt
Nam, tôi nhận được visa đoàn tụ một cách nhanh chóng. Khi tôi tới Đức, anh đã
khóc, ôm tôi thật chặt và nói: "Em biết không, khi gặp em lần đầu tiên trên tàu,
anh đã nghĩ tới giờ phút này. Bây giờ em đang ở đây, trong vòng tay anh. Và đó
không còn là giấc mơ nữa".
Với tình yêu mãnh liệt của mình lúc đó, tôi đã bỏ
lại tất cả sau lưng: công việc yêu thích, gia đình, bạn bè, một Hà Nội tấp nập
ồn ã để bắt đầu một cuộc sống mới hoàn toàn khác biệt ở một vùng quê Tây Đức xa
xôi.
![Vợ Việt nơi đất khách - Kỳ 7: Tình yêu từ nắp cống, thùng rác - ảnh 2](http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/ngoclinh/2016_03_18/nuocduc-4_ntid.jpg?width=500&encoder=wic&subsampling=444) |
Biển mùa đông
|
Một chuyến đi biển thú vị. Biển mùa đông. Đi biển không phải để tắm biển,
nghịch cát, tận hưởng ánh mặt trời hay nằm ườn oài dưới tán ô đọc sách, nghe
nhạc mà là... lội bùn.
Nhân viên vệ sinh chuyên nghiệp
Trước khi tôi lên
đường, mẹ tôi rơm rớm nước mắt vì thương con phải làm dâu xa xứ. Mẹ nói người
Đức nổi tiếng khó tính, khắt khe, quy cũ, không biết họ có chịu nổi cô con gái
đểnh đoảng, vụng về của mẹ không. Tôi cũng biết trước rằng cuộc sống mới đó sẽ
không dễ dàng gì khi ở một nơi không phải quê hương mình, khi tôi phải nói một
ngôn ngữ hoàn toàn mới, làm quen với những nếp sống mới. Nhưng tôi tin tưởng
rằng với tình yêu, tôi có thể làm tất cả.
Em biết không, khi gặp em lần đầu tiên
trên tàu, anh đã nghĩ tới giờ phút này. Bây giờ em đang ở đây, trong vòng tay
anh. Và đó không còn là giấc mơ nữa.
Chồng tác giả
Ở Đức, "người giúp việc" là
một khái niệm xa xỉ. Thường thì người phụ nữ sẽ làm hết các công việc dọn dẹp,
nấu nướng trong nhà nếu có thời gian. Nếu ai phải đi làm và có điều kiện kinh tế
hơn một chút sẽ thuê người tới dọn nhà 1 đến 2 lần trong tuần. Hoặc trừ khi gia
đình có người già ốm yếu, luôn cần có người bên cạnh mà con cái phải đi làm thì
họ mới thuê người giúp việc. Những người này đa số từ các nước láng giềng như Ba
Lan, Czech hoặc từ Bosnia tới.
Tất nhiên tôi không thuộc thành phần nào trong
số những gia đình kể trên. Vốn thuộc tuýp vui chơi, bay nhảy và khá được nuông
chiều nên việc trở thành một bà nội trợ là điều trước đây tôi không thể hình
dung nổi, nhất là một bà nội trợ kiểu Đức.
Người Đức rất sạch sẽ và kỹ tính.
Một bà nội trợ Đức chuẩn là phải luôn có cửa kính trong veo và nhà vệ sinh sáng
bóng. Tôi từng hỏi chồng tại sao mẹ anh cứ suốt ngày lau cửa sổ trong khi có bẩn
đâu.
Anh cười trả lời: 'Thì phải lau để nó không bẩn. Em thử tưởng tượng nhé,
nếu em lau cửa sổ mỗi ngày thì nó sẽ luôn sạch và mất ít thời gian hơn là 1 tuần
mới lau một lần".
Tôi cũng phải học lại từ đầu cách rửa bát, đánh rửa nhà vệ
sinh thế nào cho đúng cách. Khi nào có nhiều bát đũa thì rửa bằng máy. Khi ít
bát thì rửa bằng tay để tiết kiệm điện và nhớ là phải dùng khăn lau thật khô vì
bát đĩa, ly cốc phải luôn được giữ khô chứ không úp lên giá để nước chảy xuống
như ở Việt Nam.
Với thời tiết của Đức, nếu không lau khô, chỉ cần một giọt
nước day ra cũng sẽ để lại vết trắng đục trên bát đĩa và ly cốc sẽ không sáng
long lanh nữa.
Đánh rửa thì cần dùng đúng loại trong hàng chục loại dung dịch
khác nhau: loại cho sàn gỗ, loại cho sàn thường, loại đánh các đồ sắt, loại
chuyên để lau bếp, loại chuyên rửa lò, loại đánh bồn cầu, loại cọ nhà tắm, loại
tẩy các vết ố, loại chống rêu mốc.v.v
Có nhiều người hỏi tôi rằng tôi có buồn khi
sống xa xứ? Đối với tôi, nơi nào có chồng con mình, nơi nào có tình yêu, nơi đó
là nhà.
Tốt nghiệp khóa … đổ rác
Những ngày đầu khi phải đi đổ rác, tôi đã
phải đứng tần ngần trước những thùng rác đủ màu sắc mà không biết vứt vào đâu.
Trong sân nhà luôn có 4 loại thùng rác: xanh da trời là rác giấy, vàng là rác ni
lông, nâu là rác hữu cơ (những loại rác có khả năng tự phân huỷ như vỏ cam, táo,
lá khô trong vườn..vv..), màu đen là những loại còn lại.
Người Đức rất sạch
sẽ và kỹ tính. Một bà nội trợ Đức chuẩn là phải luôn có cửa kính trong veo và
nhà vệ sinh sáng bóng. Tôi từng hỏi chồng tại sao mẹ anh cứ suốt ngày lau cửa sổ
trong khi có bẩn đâu.
Cứ 2 tuần mới có xe tới lấy rác một lần, một loại. Lịch
đổ rác được phát cả năm, cần được dán lên tường bếp hay đâu đó để chú ý để khỏi
lỡ. Ngoài những loại này còn có những thùng rác công cộng khác cho rác thuỷ tinh
(có 2 màu thuỷ tinh: thuỷ tinh xanh, thuỷ tinh nâu), quần áo, giày dép cũ (dày
dép phải còn nguyên đôi mới được cho vào vì có thể người khác còn sử dụng
được).
Các loại pin đã hết dùng được coi là rác đặc biệt vì có chứa chất
phóng xạ, không được cho vào bất kỳ thùng rác nào kể trên mà phải đem tới một
nơi chuyên thu gom ở siêu thị, hoặc các thùng màu cam. Các loại đồ đạc cũ hỏng
trong gia đình phải gọi điện tới một nơi chuyên thu gom. Khi có lịch, tới ngày
thu gom thì có thể đem ra để ngoài đường, sát cửa nhà mình.
Cách thức vứt rác
cũng thật là phức tạp. Với rác giấy, chồng tôi dặn phải xếp tầy tặn vào nhau.
Các thùng giấy hay vỏ hộp thì cần tháo các cạnh ra, làm dẹp theo các nếp gấp để
đỡ tốn diện tích. Tất cả các loại rác (ngoài rác cho thùng màu đen) phải được
làm sạch rồi mới vứt. Ví dụ khi vứt một túi bánh mỳ vụn, bạn phải đổ hết bánh mỳ
vụn vào thùng màu đen rồi vứt túi giấy đựng vào thùng màu xanh da trời.
Chai
lọ nhựa nếu có dấu ‘Pfandflasche’ nghĩa là mình đã trả tiền chai trước khi mua
thì lại tập trung vào một chỗ, đem tới một cái máy ở siêu thị, cho chai vào đó
hủy đi thì sẽ được trả lại 25 cent một chai.
Người Đức vẫn chưa hài lòng với
sự phân loại của mình. Trong tương lai, các chuyên gia còn đang nghĩ tới việc
phân loại cả bỉm trẻ em nữa. Nhưng dù sao, tôi đã ‘tốt nghiệp’ khoá ‘vứt rác
đúng cách’ nên cho dù có thêm vài loại cũng không thành vấn đề.
Những bà nội
trợ kiểu Đức
Đây quả thực là một điều kinh khủng đối với một đứa hay theo cảm
hứng và vô tổ chức như tôi. Mẹ chồng tôi bao giờ cũng có thực đơn cho cả tuần.
Bà luôn biết tuần tới sẽ ăn những món gì để có kế hoạch đi chợ hợp lý. Bà chỉ đi
chợ 1 tuần 1 lần nhưng đầy đủ tất cả mọi thứ.
Tôi thì đi vài lần và vẫn cứ
thiếu và hay phải chạy xuống hỏi xem mẹ chồng có còn thứ đó không. Vậy là tôi
cũng học mẹ chồng cách lên thực đơn và xem có thứ gì thiếu thì phải viết ngay
vào một tờ giấy trong bếp. Bây giờ tôi cũng ung dung chỉ 1 tuần đi chợ 1 lần mà
vẫn đầy đủ những gì mình muốn.
Nấu nướng, dọn dẹp, đưa đón con cái, chơi với
con… có những lúc tôi cảm thấy thật quá tải khi ngập mình trong thế giới bỉm sữa
và không còn thời gian cho chính mình.
Tôi đã suy nghĩ mãi: tại sao họ lại
làm được như vậy? Họ cũng chỉ có chừng đó thời gian như mình mà thôi. Thậm chí
họ có tới 3 con và còn có cả chó nữa. Chắc chắn cửa sổ nhà các chị ấy vẫn trong
veo và nhà vệ sinh vẫn sáng bóng. Vậy chỉ là cách xếp sắp công việc một cách hợp
lý và khoa học hơn mà thôi.
Để xử lý tính đãng trí hay quên của tôi, chồng
tôi có sáng kiến là buổi tối trước khi đi ngủ tôi sẽ viết ra giấy những việc cần
làm trong ngày mai rồi cứ thế mà thực hiện. Nếu tôi thấy có thể xen vào làm
những việc mình yêu thích thì tôi sẽ tranh thủ ngay.
Một hôm đi dạo tôi gặp
chị hàng xóm. Chị đi làm bán thời gian ở ngân hàng và có 3 đứa con đều ở tầm
tuổi dưới 5. Chị chạy hổn hển ra xe, nói xin lỗi vì phải đi bây giờ. Thứ tư hàng
tuần mẹ chị tới chơi và trông cháu hộ nên chị tranh thủ có 1 tiếng để đi chạy
trong rừng.
Rồi tôi lại gặp một chị hàng xóm khác là thợ cắt tóc đang đi dạo
cùng 3 con: hai đứa sinh đôi ngồi trên xe đẩy đôi, một đứa lớn đi xe đạp bên
cạnh. Chưa hết, chị còn dắt theo 3 con chó. Tôi đã suy nghĩ mãi: tại sao họ lại
làm được như vậy? Họ cũng chỉ có chừng đó thời gian như mình mà thôi. Thậm chí
họ có tới 3 con và còn có cả chó nữa. Chắc chắn cửa sổ nhà các chị ấy vẫn trong
veo và nhà vệ sinh vẫn sáng bóng. Vậy chỉ là cách xếp sắp công việc một cách hợp
lý và khoa học hơn mà thôi.
Để xử lý tính đãng trí hay quên của tôi, chồng
tôi có sáng kiến là buổi tối trước khi đi ngủ tôi sẽ viết ra giấy những việc cần
làm trong ngày mai rồi cứ thế mà thực hiện. Nếu tôi thấy có thể xen vào làm
những việc mình yêu thích thì tôi sẽ tranh thủ ngay.
Ví dụ khi cho bọn trẻ
con đi dạo, tôi tranh thủ mang theo máy ảnh để chụp bọn trẻ con, chụp hoa cỏ ven
đường. Khi con chơi đồ chơi trong phòng tôi tranh thủ tập piano. Khi nấu bếp tôi
vẫn nghe nhạc.
Khi con vẽ, tôi cũng lôi giấy màu ra vẽ cùng và học về màu sắc
cùng con…Cứ như vậy, mỗi ngày của tôi trôi qua thật nhanh và luôn tràn đầy cảm
hứng.
Tuyệt như bố mẹ chồng Đức
Burgschwalbach, nơi chúng tôi ở là một
làng quê nhỏ bé và êm đềm. Từ cửa sổ nhà mình, tôi có thể nhìn thấy tòa lâu đài
cổ kính, đi bộ vài phút là tới những rừng sồi hun hút hay những đồng cỏ mênh
mông.
![](http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/ngoclinh/2016_03_18/nuocduc-2_sxfg.jpg?w=500&encoder=wic&subsampling=444) |
Lâu đài Burgschwalbach mùa thu
|
Bố chồng tôi năm nay 82, còn mẹ chồng tôi
80 tuổi. Chúng tôi chỉ sống bên cạnh ông bà, chung sân vườn, có cửa, cầu thang
riêng nhưng có thể đi thông sang nhà nhau qua một căn phòng nhỏ. Ông vẫn lái ô
tô mỗi ngày, đi gym tuần 3 lần và thi thoảng những hôm trời đẹp lại lên đường
với các bạn bằng xe máy phân khối lớn.
Từ lúc có con dâu, ông tìm hiểu và sưu
tập lại những bài báo viết về Việt Nam, đóng thành từng tập. Ngày nào ông cũng
hỏi những thông tin rất nóng hổi như: thế bão vào Việt Nam là vào vùng nào? Nhà
mình có bị ảnh hưởng không?
Ông tự hào khi so sánh người Việt với người Thổ ở
Đức: người Việt hòa nhập với cộng đồng hơn, nói được tiếng Đức nhiều hơn, trong
khi người Thổ chỉ sống riêng trong thế giới của chính họ. Lúc nào nói chuyện với
ông cũng đầy ắp thông tin giống như ngồi xem TV chứ không phải đang nói chuyện
với một cụ già 80. Khi ở nhà ông cũng luôn chân luôn tay: khi thì trong vườn,
khi thì trong xưởng.
Ở Đức, nhiều gia đình có cả một ngôi nhà nho nhỏ trong
vườn, trong đó có đầy đủ các dụng cụ khoan cưa, đục đẽo như một nhà xưởng. Ông
là kỹ sư của gia đình. Khi bọn trẻ nhà tôi ra đời, ông giúp chúng tôi sửa nhà,
sơn phòng, làm các trò chơi bằng gỗ cho cháu từ những mảnh gỗ vụn. Bọn trẻ con
đặc biệt thích chơi với ông nội vì ông luôn khuyến khích chúng tự làm nhiều thứ
như trồng cây, tưới cây, đào đất hay dọn lá trong vườn.
Mẹ chồng tôi không
được khỏe như bố. Vài năm trước bà phải phẫu thuật xương đầu gối và lưng nên hầu
như không đi đâu xa được, chỉ quanh quẩn trong nhà. Tôi có cảm tình với bà ngay
từ ánh nhìn đầu tiên. Hẳn hồi trẻ bà là một cô gái xinh đẹp trong vùng.
Từ
ngoại hình đến tính cách, bà chính xác là những nhân vật người mẹ, người bà
trong những tiểu thuyết hay bộ phim kinh điển phương Tây mà tôi từng đọc hay
xem. Bà tìm thấy niềm vui cho chính mình khi được chăm sóc người khác. Bà tranh
việc giặt quần áo với con dâu vì nói rằng đó là công việc bà yêu thích, đừng bắt
bà đánh mất đi niềm vui ấy.
Cứ vài ngày, mỗi khi giặt quần áo xong, bà lại
gấp ngay ngắn từng chiếc một, tất thì lồng vào nhau, đôi nào ra đôi ấy chứ không
lộn xộn, lộn tùng phèo như tôi. Mỗi lần bê chồng quần áo lên phòng mà tôi thấy
ngây ngất vì tha hồ hít hà hương thơm, lại chẳng phải gấp tẹo nào, chỉ việc tống
vào tủ. Bà là đầu bếp nấu các món Đức và làm bánh cừ khôi nhất mà tôi được biết.
Chưa khi nào tôi thấy ăn các món đó ở nơi khác ngon hơn nhà mình.
Mặc dù sống
ở bên cạnh nhưng bố mẹ chồng tôi rất tôn trọng cuộc sống riêng của chúng tôi.
Ông bà bao giờ cũng gọi điện trước nếu có việc gì cần sang dù tôi đã nói bao lần
là ông bà không cần phải làm thế. Khi tôi hỏi mẹ chồng về việc cho con ăn dặm
thế nào, bà nói: "Con ơi, những gì mẹ biết đã là những thứ xưa cũ rồi. Các con
bây giờ tiến bộ, cũng là những người có kiến thức, lại có bác sỹ tư vấn, có mạng
internet để tìm hiểu. Các con biết nhiều hơn mẹ mà. Và mẹ tin rằng là người mẹ,
con có thể làm những điều tốt nhất cho con mình’.
![](http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/ngoclinh/2016_03_18/nuocduc-3_qhvd.jpg?w=500&encoder=wic&subsampling=444) |
Nắp cống thùng rác cầu nối cho tình yêu đẹp
|
Có nhiều người hỏi tôi rằng tôi có
buồn khi sống xa xứ? Đối với tôi, nơi nào có chồng con mình, nơi nào có tình
yêu, nơi đó là nhà. Tôi đâu có thời gian để buồn. Tôi còn bận học biết bao điều,
dù là những điều nhỏ bé. Và quan trọng hơn: tôi còn bận yêu thương những người
quanh mình.
Hoài Vũ - Bender
Bà là người hoài cổ. Khi tôi sinh con gái
đầu lòng, bà đã xuống kho bê lên một thùng quần áo cũ của chồng tôi và chị anh.
Mấy chục năm trời mà những bộ quần áo ấy vẫn được gấp gọn gàng và thơm phức.
Chúng tôi đã giở những bộ quần áo bé xíu ra, cùng nhau ngắm nhìn.
Ánh mắt bà
long lanh khi kể về từng bộ quần áo của con: ‘đây là bộ váy yêu thích của Andrea
khi chị ấy mới 3 tuổi, chị ấy cứ đòi mặc mãi mà không chịu giặt, đi ngủ cũng còn
ôm; đây là bộ quần áo chú lùn chồng con mặc trong lễ hội Carnaval đầu tiên.
Trông cu cậu buồn cười lắm và cứ khóc suốt…’
Với những câu chuyện của bà, tôi
như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của chồng mình. Bà nói thùng
quần áo đó bây giờ thuộc về tôi. Tôi có thể cho con mặc cái nào còn tốt hoặc chỉ
để lưu giữ và thi thoảng ngắm cho vui.
Bạn có thể hình dung tôi đã cảm động
như thế nào. Tôi thật may mắn và hạnh phúc khi được sống trong một gia đình, nơi
mà tình yêu luôn được trân trọng và nâng niu như thế.
Sau 7 năm ở Đức, với sự
giúp đỡ của chồng và gia đình chồng, tôi đã hoàn thành những công việc cơ bản
nhất: học tiếng Đức, thi lấy bằng lái xe, sinh con, đổi quốc tịch Đức.
Giờ
đây khi bọn trẻ đã lớn hơn một chút, tôi cũng có thời gian dành cho riêng mình
hơn. Tôi tự học để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, chuyên chụp ảnh
trẻ con, gia đình vì tôi muốn ghi lại những khoảnh khắc gia đình hạnh
phúc.
Tôi cũng mơ ước trong tương lai sẽ làm một cuốn sách ảnh nói về nước
Đức, quê hương thứ hai của mình: một nước Đức rực rỡ và đầy sức sống, ngập tràn
hoa khi mùa xuân về, một nước Đức với những cánh đồng lúa mỳ dài tít tắp tới
chân trời xanh ngắt vào mùa hạ, một nước Đức đẹp như tranh với mùa thu vàng rực,
một nước Đức trắng xoá trong tuyết như trong những câu chuyện cổ thần tiên, một
nước Đức với lễ hội Carnaval đầy sắc màu, thời điểm được coi là ‘mùa thứ năm’
trong năm.
![Vợ Việt nơi đất khách - Kỳ 7: Tình yêu từ nắp cống, thùng rác](http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/ngoclinh/2016_03_18/nuocduc-5_FOLY.jpg?w=665&encoder=wic&subsampling=444) |
Trải nghiệm ở Dubai
|
Một trải nghiệm mới ở sa mạc Dubai
Có nhiều người hỏi tôi rằng tôi
có buồn khi sống xa xứ? Đối với tôi, nơi nào có chồng con mình, nơi nào có tình
yêu, nơi đó là nhà. Tôi đâu có thời gian để buồn. Tôi còn bận học biết bao điều,
dù là những điều nhỏ bé. Và quan trọng hơn: tôi còn bận yêu thương những người
quanh mình.
Xem các thông tin khách tại đây: thungracinox.com