Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Mô hình thùng rác thông minh có khả năng nhận diện con người

Mô hình thùng rác thông minh có thể tự mở khi người đến
Mô hình thùng rác thông minh có thể tự mở lắp khi con người đến gần, điều muốn nói đến ở đây là khả năng nhận điện con người của mô hình này quá là thông minh, làm sao một đồ vật có thể phân biệt được như thế. Chúng ra cùng đi tìm câu trả lời nhé: 
Sau một quá trình tự mày mò nghiên cứu, một nhóm học sinh trường THPT Phan Châu Trinh (TP. Đà Nẵng) đã chế tạo thành công mô hình thùng rác thông minh với những tính năng hữu ích, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. 

 Mỹ biến thùng rác thành trạm phát WiFi miễn phí Thùng rác thông minh của cậu học trò lớp 9 Công trình đã đạt giải nhì tại cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông trên địa bàn Đà Nẵng và giải khuyến khích tại cuộc thi Sáng tạo trẻ toàn quốc Vifotec 2015. Đây là thành quả lao động miệt mài của bộ tứ: Lê Đình Duy, Hồ Đình Khôi Nguyên, Dương Thành Trung và Nguyễn Việt Hoàng, đều là học sinh lớp chuyên lý 11/7 của trường THPT Phan Châu Trinh, một trong những ngôi trường có bề dày truyền thống và giàu thành tích nhất Đà Nẵng.

 Đại diện cho nhóm, bạn Lê Đình Duy chia sẻ: “Bọn em muốn tạo ra một chiếc thùng rác được bổ sung những tính năng thân thiện, giúp mọi người thuận tiện hơn khi bỏ rác cũng như tuyên truyền được thông điệp về bảo vệ môi trường đến với cộng đồng”. Mô hình thùng rác thông minh của học trò Đà Nẵng - 1 Mô hình thùng rác thông minh của học trò Đà Nẵng - 2 Lê Đình Duy đại diện cho nhóm giới thiệu về chiếc thùng rác thông minh.   Xuất phát từ mục đích đó, Duy và các bạn đã tạo ra mô hình thùng rác thông minh có hai ngăn, được gắn bộ xử lý và động cơ trên thân và có thể nhận diện con người thông qua hệ thống cảm biến quét liên tục. Kể về những khó khăn ban đầu của nhóm, Duy nói: “Trước khi thực hiện mô hình, bọn em cũng gặp khó khăn do không có nhiều kiến thức về lập trình, nên phải mày mò đọc lý thuyết rồi phát triển mô hình theo ý tưởng cá nhân. Giai đoạn đầu nhóm còn đi làm thêm để kiếm tiền mua linh kiện. Sau này được gia đình và Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố hỗ trợ kinh phí nên quá trình thực hiện cũng thoải mái hơn”.

 Mô hình thùng rác thông minh của học trò Đà Nẵng - 3 Mô hình thùng rác thông minh có hai ngăn, có bề sâu 0,4m; bề dài 0,6m; chiều cao 1m, được gắn bộ xử lý và động cơ. Đều là dân chuyên Lý, tiếp xúc nhiều hơn với những nguyên lý về cơ, điện, nên việc mò mẫm lập trình một hệ thống thông minh (vốn thiên về công nghệ thông tin) là điều không hề dễ dàng đối với cả nhóm. Chưa kể, nhóm còn phải sắp xếp thời gian giữa lịch học và làm. Nhưng bằng sự cần cù và chịu khó học hỏi, bốn cậu học trò đã cho “ra lò” một mô hình sản phẩm chất lượng.

 Ưu điểm mà mô hình này mang lại chính là sự linh hoạt với cơ chế tự động đóng – mở thông minh và khả năng tương tác với con người, đồng thời giảm được một phần gánh nặng trong khâu xử lý và phân loại rác thải. Nhờ hệ thống cảm biến quét xung quanh, khi có người xuất hiện trong phạm vi bán kính 1,5 – 2m, thùng rác sẽ “giao tiếp” bằng cách phát ra các thông điệp bảo vệ môi trường để nhắc nhở ý thức mọi người. Trong trường hợp một người tiến đến thùng rác trong bán kính gần 0,5m; cảm biến sẽ nhận diện người này muốn bỏ rác và ngay lập tức truyền tín hiệu về bộ xử lý. Nắp thùng rác sẽ tự động mở sau khi bộ xử lý “ra lệnh” cho động cơ hoạt động. Không chỉ có vậy, người bỏ rác còn được chiếc thùng rác thông minh này “hướng dẫn” phân loại rác đúng cách. Rác hữu cơ đổ vào ngăn màu xanh, còn rác vô cơ sẽ được đổ vào ngăn màu đỏ. Bên cạnh đó, thùng rác còn biết “nói” “cảm ơn” khi con người bỏ rác vào thùng. 

 Mô hình thùng rác thông minh của học trò Đà Nẵng - 4 Thùng rác có khả năng nhận diện con người trong bán kính 1,5 – 2m và tự động mở nắp nếu phát hiện con người trong bán kính dưới 0,5m.  “Trong thời buổi hiện nay, không phải ai cũng có thời gian tìm hiểu về bảo vệ môi trường, nên bọn em nghĩ việc phát ra thông điệp từ sản phẩm này là một cách tuyên truyền gần gũi hơn với mọi người”, Duy cho biết. Bên cạnh những ưu điểm, Duy cũng chỉ ra những mặt chưa được của sản phẩm. Theo Duy, hạn chế của mô hình này là chưa thể kết nối Internet, chưa có khả năng tự động phân loại rác cũng như hoạt động chưa được trơn tru trong một số điều kiện. “Hiện tại bọn em còn đang đi học nên cũng chưa có nhiều thời gian để phát triển mô hình. Tuy nhiên, nhóm sẽ cố gắng để cải tiến nó thành một sản phẩm hoàn thiện hơn”, Duy chia sẻ. Mong muốn trước mắt của nhóm là thu gọn bo mạch của sản phẩm, từ đó có thể gắn lên những loại thùng rác khác. Nếu mô hình này được ứng dụng rộng rãi, đó sẽ là một sản phẩm thiết thực, góp phần vào quá trình phân loại rác thải cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét