Câu chuyện về một nữ giám đốc xinh đẹp đã đứng lên từ 2 bàn tay trắng và từng
phải nhặt thức ăn từ trong
thùng rác để giành tiền cho mẹ được phẫu thuật
Sau nhiều biến cố ập đến, Tuệ Nghi cùng mẹ rời Nha Trang, vào Sài Gòn lập
nghiệp. Nhờ nắm bắt tốt các thời cơ, 9X nhanh chóng làm chủ khi mới 18
tuổi.
Năm 2011, khi vừa bước sang tuổi 18, Tuệ Nghi từ Khánh Hòa vào Sài Gòn
thành lập công ty riêng, chuyên xuất khẩu lụa tơ tằm Việt Nam ra thị trường thế
giới.
Hiện, công ty của cô gái sinh năm 1993 còn tham gia lĩnh vực đầu tư
vận hành và đại diện phát triển thương hiệu tại thị trường Đông Nam Á cho các
tập đoàn khách sạn 5 sao quốc tế như Langham International, Lexington...
Trước
khi trở thành tổng giám đốc, Tuệ Nghi đã trải qua nhiều biến cố, làm đủ nghề tay
chân kiếm sống. .
Với những bước tiến trong quá trình lập nghiệp, năm 2013, Tuệ Nghi vinh
dự nhận giải thưởng Top 10 ngôi sao kinh doanh châu Á - Thái Bình
Dương.
Gia đình gặp nhiều biến cố
Sinh ra trong gia đình
không mấy khá giả. Tuy nhiên, vì là con một, được bố mẹ che chở nên Nghi chỉ có
thể cảm nhận những vất vả của đấng sinh thành, không phải trực tiếp bươn
chải.
Năm Nghi 14 tuổi, biến cố ập đến khi bố cô đột ngột qua đời. 3
tháng sau, bà ngoại Nghi cũng mất. Trong một lần mẹ đi công tác xa, cô ở nhà
cùng người giúp việc bị trộm độp nhập, lấy đi tất cả tài sản. Chính những rắc
rối dồn dập kéo đến khiến mẹ con Nghi không thể chống cự và quyết định vào Sài
Gòn sinh sống.
"Lúc đó tôi và mẹ hoàn toàn trắng tay. Họ hàng, người thân
khá giàu có, nhưng mỗi người có một suy nghĩ riêng, họ không thể bên cạnh giúp
đỡ mình mãi.
Tôi đứng trước sự lựa chọn là thôi học hoặc học bổ túc văn
hóa. Bởi nếu đi theo chương trình chính quy, tôi sẽ không có thời gian đi làm
phụ giúp mẹ" - Nghi chia sẻ.
Từng học chuyên Văn tại một trường điểm của
thành phố Nha Trang, vì vậy việc chuyển sang Trung tâm giáo dục thường xuyên ở
TP HCM là thử thách lớn với cô gái 14 tuổi. 9X cho hay, ngày nào đi học, cô cũng
bị bạn bè ăn hiếp, do môi trường này không phù hợp với con gái "tiểu thư" như
Nghi.
Ngoài giờ lên lớp, cô phải làm thuê đủ thứ nghề để kiếm sống, từ rửa
chén, phát tờ rơi đến nhân viên cho cửa hàng nguyên vật liệu...
"Chỉ được
thuê bán hàng nhưng tôi cố gắng thể hiện sự chăm chỉ. Khách vào mua 1-2 bao xi
măng, tôi vẫn sẵn sàng kéo ra dù không phải việc của mình. Chính vì điều đó, tôi
được chủ cửa hàng quý mến, tạo điều kiện làm những việc tốt hơn" - Nghi
kể.
Từng nhặt thức ăn trong thùng rác
Do cửa hàng vật liệu xây
dựng ở cách trường quá xa, Nghi chuyển chỗ trọ sang quận 12. Tại đây, cô vào làm
nhân viên cho một shop thời trang.
Thời gian đó, mức lương của Nghi là
800.000 đồng/tháng, song cô phải chăm lo cho cả gia đình. Mẹ cô bị ung thư buồng
trứng, cần phẫu thuật gấp để duy trì mạng sống, tiền thuốc men lại khá đắt
đỏ.
Hiện
Tuệ Nhi đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu lụa tơ tằm.
Dịp lễ, khi các nhân viên khác tìm cách xin nghỉ, Nghi vẫn hăng hái với
công việc. Như luật bất thành văn, những người kinh doanh đi lấy hàng sẽ không
cho nhân viên theo cùng để giữ mối. Tuy nhiên, Nghi lại được bà chủ ưu
ái.
Một lần, chính bà chủ là người phát hiện Nghi nhặt đồ ăn trong thùng
rác. "Tôi cũng không hiểu nổi tại sao mình làm vậy? Bản thân có đói khổ đến mức
đó không? Khi chủ nhìn thấy cảnh tượng đó liền cho tôi ăn trưa, đưa đi lấy hàng
cùng, vì tôi cũng có thẩm mỹ" - Nghi nói.
Kể từ đó, Nghi như bàn tay phải
đắc lực giúp bà chủ chăm non quán, quản lý nhân viên. Đôi lúc, cô từng suy nghĩ:
"Mình cũng có tố chất kinh doanh nhưng chắc chưa có cơ hội trải
nghiệm".
Nắm bắt thời cơ, năm 2008, qua một người anh giới thiệu, Tuệ
Nghi tự mày mò, học hỏi để kinh doanh mặt hàng lụa. Cô khởi đầu bằng việc bỏ mối
cho các đại lý bán lẻ, rồi tìm khách hàng xuất khẩu qua hình thức thương mại
điện tử.
Nhiều lần làm liều vì tiền
Bố mất sớm, mẹ mắc bệnh
ung thư cần phẫu thuật cắt khối u để tránh di căn. Do muốn kiếm nhiều tiền đôi
lúc Nghi đành làm liều.
Có lần qua tìm hiểu, Tuệ Nghi biết đến một khu
chợ miễn thuế, buôn bán nhiều mặt hàng ở Mộc Bài, Tây Ninh. Thời điểm này, điện
thoại giá rẻ đang phát triển, phù hợp với nhu cầu đa số người dân. Nghe thoáng
thông tin, Nghi bắt xe lên để tìm kiếm cơ hội làm ăn.
"Con người ta khi
không đẩy vào đường cùng, sẽ không biết giới hạn của mình là đâu" - Tuệ Nghi
viết trong một cuốn sách.
"Tôi may mắn gặp được một thương gia tốt, họ
gửi điện thoại cho tôi về bán, không lấy tiền đặt cọc. Nghĩ lại, tôi khá sợ, nếu
lỡ gặp kẻ xấu bán tôi sang biên giới thì sẽ ra sao?" - cô chia sẻ.
Ngoài
điện thoại, Tuệ Nghi còn nhập nhiều mặt hàng miễn thuế khác về buôn bán. Nhận
thấy sự thuận lợi trong cuộc việc, vừa bước sang tuổi 16, cô làm quen thêm lĩnh
vực kinh doanh bất động sản.
Sau 3 năm bươn trải tại TP HCM, có lượng vốn
kha khá, Tuệ Nghi cùng mẹ về Nha Trang kinh doanh khách sạn, kết hợp buôn bán
yến sào. Sau đó, cô trở lại Sài Gòn mở công ty xuất khẩu lụa cho đến bây
giờ.
Trong quá trình kinh doanh, cô gái Nha Trang luôn tâm niệm: "Cái gì
đi lên, cũng có lúc đi xuống. Vì vậy, bạn không nên ôm đồm. Khi đến mức đỉnh
cao, ta nên dừng và tiếp cận với công việc mới".
Theo doanh nhân 22 tuổi,
khởi nghiệp không có nghĩa là mặc áo vest, đi giày tây, ở đô thị lớn, ngồi văn
phòng sang trọng, quan trọng nhất vẫn là chúng ta muốn làm gì và biết mình đang
đứng ở đâu?
Cuối tháng 10 vừa qua, Tuệ Nghi là một trong 50 CEO ở nhiều
lĩnh vực, trở thành khách mời tham gia giao lưu trong buổi tọa đàm mang tên
Today's voice lần thứ hai với chủ đề "Một tiêu chuẩn mới - công dân toàn cầu".
Chương trình mang lại cho giới trẻ góc nhìn mới về chuẩn mực cần xây dựng cho
mỗi cá nhân.
Xem thêm: